Năm 1824, sự ra đời của xi măng đã đặt nền móng cho bê tông hiện đại, từ đó đến nay ngành xây dựng đã thực sự thay đổi với sự xuất hiện của rất nhiều loại xi măng khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Một số loại bê tông điển hình có thể kể đến là:
Bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép là sự kết hợp giữa bê tông và thép – loạt vật liệu điển hình trong xây dựng. Do cả 2 đều có hệ số giãn nở nhiệt gần giống nhau nên khi phối hợp có thể tránh được những tác động từ nhiệt độ môi trường.
Thép và bê tông cùng “phụ trợ” và “nâng đỡ” lẫn nhau: thép giúp định vị bê tông, tránh nứt vỡ và khắc phục được nhược điểm chịu lực kéo và uốn kém của bê tông; bê tông giúp thép tránh khỏi sự xâm thực của môi trường. Hiện nay, bê tông cốt thép có mặt trong đại đa số các công trình xây dựng và là hệ thống chịu lực chính cho cả công trình.
Bê tông tiêu thấm
Bê tông tiêu thấm là loại bê tông thân thiện với môi trường bởi những đặc tính vượt trội giúp làm giảm thiểu ô nhiễm nước. So với bê tông truyền thống, nó có khả năng cho nước thấm qua mà vẫn đảm bảo yêu cầu về cường độ và tuổi thọ. Các nước tiên tiến trên thế giới đang rất chú trọng đầu tư loại bê tông này vào các công trình vỉa hè, bãi đỗ xe, cầu đường,…
Bê tông nano
Bê tông từ xi măng đang là loại được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, với khoảng 5,2 tỉ m3/năm. Tuy nhiên, việc sản xuất xi măng lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Trong bối cảnh đó, vật liệu nano được coi là “giải pháp thần kì” bời khả năng kết dính bền chắc. Sử dụng nano trong sản xuất bê tông có thể làm cường độ bê tông tăng lên gấp hàng chục lần và cải thiện rõ rệt các đặc tính khác như độ chảy, độ bám dính, độ bền ăn mòn,…
Bê tông sinh học
Cho dù vô cùng rắn chắc nhưng bê tông vẫn không thoát khỏi tác động của thời gian. Một khi xuất hiện các vết nứt, vỡ thì chúng không thể chữa lành. Chính bởi vậy, các nhà khoa học đã nảy ra ý tưởng về một loại bê tông có thể tự “hàn gắn” chỉ nhờ vi khuẩn và nước mưa. Loại vi khuẩn này là Bacillus hoặc Sporosarcina được cho ngủ đông và đóng gói cùng với thức ăn là canxi lactat vào những hạt vô cùng nhỏ, bổ sung vào kết cấu bê tông. Khi các vết nứt xuất hiện, những hạt siêu nhỏ này sẽ vỡ ra làm cho nước xâm nhập vào và đánh thức vi khuẩn. Chúng sẽ bắt đầu ăn thức ăn và thải ra hợp chất đá vôi cứng, lấp vào các kẽ nứt